Văn hóa Nhật Bản

VĂN HÓA HO - REN - SO
Đây là 1 nét văn hóa của người Nhật rất hay và đáng được vận dung. BNL xin gửi các Anh/ Chị tham khảo và hy vọng các anh chị cũng sẽ nhận biết và học hỏi được nhiều ý nghĩa từ nét văn hóa này của người nhật……
Văn hóa nhật bản - Làm việc nhóm
"Một người Nhật chưa hẳn đã hơn 1 người Việt, nhưng 3 người Nhật chắc chắn sẽ hơn 3 người Việt thì rõ ràng khả năng làm việc nhóm của người Nhật tốt hơn nhiều so với người Việt. Việc hiểu và thực hiện đúng mục tiêu của team, việc hiểu được năng lực lẫn nhau của từng member trong team là những yếu tố chính tạo nên sự thành công của team.

Văn hóa HO-REN-SO của người Nhật giúp cho member trong team nắm được các yêu tố trên dễ dàng hơn.

Vậy HO - REN - SO là gì?
 
Horenso là viết tắt của 3 chữ, Hokoku có nghĩa là báo cáo, Renraku có nghĩa là liên lạc, Sodan có nghĩa là bàn bạc, hỏi ý kiến.Với một tập thể, mỗi cá nhân được ví như một tế bào của cơ thể, việc trao đổi thông tin giữa các thành viên  diễn ra  đúng cách và chính xác hay không ảnh hưởng rất lớn đến hiệu xuất công việc được giao.Mỗi thông tin sai đều có thể dẫn đến một quyết định sai lầm. Bởi vậy Horenso được coi là kỹ năng cơ bản trong các kỹ năng cơ bản mà mỗi thành viên trong công ty đều phải nhớ kỹ.
1. “Hokoku = Báo cáo”: Việc thông báo cho cho lãnh đạo qui trình và kết quả công việc. Trong phần lớn các trường hợp, hokoku là chỉ việc cấp dưới báo cáo với cấp trên về tình hình thực hiện, các khó khăn cũng như kết quả của việc thực hiện công việc được giao.

Phương pháp báo cáo
Khi báo cáo, bạn phải báo cáo một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất. Hãy nói từ kết luận trước rồi giải thích sau. Để tránh dài dòng không đúng chủ đề, tốt nhất hãy tóm tắt những điều muốn nói ra giấy trước khi báo cáo.

Khi trình bày một sự thật, đừng xen lẫn quan điểm của bản thân cũng như những câu cảm tính như “ tôi nghĩ….”,” có thể là do…”. Việc xen lẫn như vậy sẽ khiến người nghe khó phán đoán đâu là sự thật, đâu là suy nghĩ của bạn, ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của cấp trên.
Trước khi muốn báo cáo, hãy hỏi xem đối phương có thời gian không và lựa chọn thời gian thích hợp.Tuy nhiên, nếu có việc gấp thì không nên ngại ngần, hãy báo cáo một cách sớm nhất cho dù sếp bạn có vẻ bận.

Đừng  tự an ủi  “ chắc sẽ không sao đâu”.Sếp bạn nên được biết tình huống xấu nhất có thể xảy ra một cách sớm nhất để có phương án xử lý thích hợp.

Hãy nói rõ nội dung báo cáo ngay khi vừa mở lời “ Xin lỗi, tôi muốn báo cáo về việc…. xin hỏi có thể xin anh 5 phút được không”.Hãy nói về kết quả trước rồi mới đến process liên quan.
Hãy trả lời chính xác câu hỏi của đổi phương.Chúng ta thường có xu hướng giải thích trước khi nói đến kết quả.Điều này làm cho việc báo cáo trở nên dài hơn gây khó chịu cho cả người nói lẫn người nghe.Hãy trả lời kết quả trước “ đúng “ hay “sai”, có thể hay không v…v… trước khi giải thích lý do.

2. “Liên lạc”: Việc truyền thông tin và hiện trạng công việc với người liên quan một cách chính xác và thích hợp.
Trước khi liên lạc, hãy check vấn đề cần thiết theo công thức 5W3H

5W3H
Who Ai làm、làm với ai(phụ trách、đối tượng)
What Cái gì(Mục đích、Mục tiêu)
Why Tại sao(Lý do、Hoàn cảnh、Độ trọng yếu v..v)
When Khi nào, đến bao giờ(Kế hoạch、thời hạn)
Where Ở đâu,đến đâu(Địa điểm、đích đến)
How Làm thế nào(phương pháp)
How much Bao nhiêu (phí tổn)
How many Số lượng
 

Hãy liên lạc ngay khi nghĩ ra.Rất nhiều case thất bại trong liên lạc la do bạn nghĩ “để sau cũng được” rồi quên luôn.Hãy ghi những điều cần liên lạc cũng như ngày tháng cần liên lạc vào sổ hay calendar app nào đó.

Hãy cẩn thận ghi lại những điểm chính vào note hay mail gửi cho đối phương sau khi sau khi nói miệng, đặc biệt các nội dung liên quan đến ngày tháng và con số.Về cơ bản, tất cả các liên lạc trong kinh doanh đều phải lưu lại bằng văn bản, fax hay mail.Ngoài việc trách nhầm lẫn, ta còn có thể tránh được đối tác phủ nhận những gì đã nói, nhất là những vấn đề liên quan đến tiền hay requirement.

3. “Thảo luận”: Việc trưng cầu ý kiến khi có bất kì khó khăn nào trong khi tiến hành công việc. Bàn bạc nhanh ngay không để tình trạng một mình phải khổ tâm suy nghĩ.

Trước hết, hãy tạo một mối quan hệ thân thiện để đồng nghiệp sẵn sàng đóng góp ý kiến cho bạn.

Trước khi hỏi ý kiến người khác, hãy hỏi họ có bận hay không, chọn thời gian thích hợp cho cả hai bên.Hãy nói ngắn gọn điểm chính muốn hỏi để đối phương chuẩn bị.Với những vấn đề không gấp, có thể chọn thời gian nghỉ hoặc sau giờ làm để xin ý kiến.

Khi hỏi ý kiến đối phương, hãy chuẩn bị trước những điểm chính cần nói sao cho ngắn gọn đủ ý nhất.Sau đó , có thể nói ý kiến của mình về vấn đề đừng hỏi.Hãy tỏ ra là mình đã suy nghĩ kỹ rồi mới hỏi chứ không phải đổ hết cho đối phương giải quyết vấn đề của bản thân.