Vẻ đẹp trong kiến trúc Nhật Bản
Có những nét tương đồng giữa kiến trúc Nhật Bản và kiến trúc Việt Nam. Do vị trí địa lý và tinh thần độc lập, Nhật Bản biết sử dụng vào mỗi thời đại những mô hình của nước ngoài, mà không phá vỡ bản sắc riêng: một ý thức về thiên nhiên không bao giờ suy thoái, một thị hiếu mộc mạc không bao giờ giảm sút, một sự khéo léo ngày càng tinh tế. Sự lựa chọn các ảnh hưởng nước ngoài bổ sung cho sự chọn lọc tự nhiên do hoàn cảnh khí hậu, thực vật và địa mạo tạo nên, khác với lục địa.
Nội thất của Nhật Bản được thiết kế từ vật liệu tự nhiên như tre, gỗ mộc đóng khung, và các kim loại đen như sắt, đá. Bạn có thể xem xét việc đưa các vật liệu này vào không gian ngôi nhà của bạn, chẳng hạn như nhà bếp, phòng tắm, và phòng khách. Sàn nhà bằng tre gỗ, trải thảm rơm tatami, tường nhà làm từ đá, và đường nét đơn giản trong kiến trúc sẽ mang đến không gian kiến trúc Nhật Bản cho ngôi nhà của bạn.
Phòng khách
Chiếu rơm tatami quen thuộc trong kiến trúc Nhật Bản đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Lúc đầu đó là cái thảm đặt dưới sàn gọi là oki đatami, rồi trở thành môđun trải sàn nói chung từ thế kỷ XV, một cái tatami bao giờ cũng có chiều dài gấp đôi chiều ngang. Ghép lại, hai tatami hợp thành hình vuông giới hạn đơn vị của mặt phẳng, gọi là tsubo. Tùy theo vùng, kích thước tatami có thể thay đổi tùy thuộc vào bốn đơn vị đo lường tiêu chuẩn chính thức được chấp nhận, trong đó có hai đơn vị thông dụng. Tatami ở Kyoto có các chiều 1,92 x 0,96 x 0,053m, tatami ở Tôkyo là 1,77 x 0,89 x 0,028m, còn trong cung đình thì nó có kích thước đặc biệt: 2,15 x 1,75 x 0,11m.
Vật liệu gỗ trở thành vật liệu phổ biến nhất trong kiến trúc Nhật Bản. Ngay từ thế kỷ VII, người thợ mộc Nhật đã sử dụng gỗ bách, họ dùng cho đến tận thế kỷ XII lúc đó gỗ này chỉ xuất hiện kết hợp cùng các gỗ khác. Đến thế kỷ XVII, rừng bách bị cạn kiệt vì xây dựng, đã được cứu vãn nhờ tác động của một vài lãnh chúa phong kiến biết nhìn xa. Nhờ vậy mà các khu rừng ở Yoshino và Kiso trở lại phong phú như xưa.
Từ thế kỷ XVII, người Nhật bắt đầu sử dụng cây thông liễu có thớ gỗ không đều bằng, nhưng lại rất mịn màng nhờ đánh bóng bằng cát nhỏ hạt, được sử dụng làm nhà ở, làm trà thất, và thỉnh thoảng có làm đền. Từ thời đó loài thông thớ nhỏ, dễ tác nghiệp và ít bị nứt khi thao tác, đó là cây hinoki, bách Nhật Bản, cây sugi, thông liễu (một loại cù tùng), và cây matsu, thông đen hay đỏ, là những loại được dùng nhiều nhất, trong các loại cây rụng lá thì có cây keyaki (một loại cây du). Tuy nhiên, cây thông cũng đặt ra một số vấn đề cho người xây dựng, vì rất khó đẽo những vật thẳng và nó thu hút mối mọt. Vì vậy, trước thế kỷ XII nó ít được sử dụng và cuối cùng chỉ được dùng làm các bộ phận mái.
Các loại gỗ cứng, như gỗ du, long não, sồi và anh đào chỉ dùng để làm các chi tiết (chốt, con sơn), không bao giờ làm các bộ phận lớn vì chúng dễ bị vênh. Từ thế kỷ XIV, cây du hay được dùng để chạm các hình điêu khắc trang trí rất phổ biến hồi đó. Nó có thể chịu đựng mưa nắng, ngay cả đến những hình chạm khắc nhỏ.
Phòng tắm
Phòng ngủ
Căn phòng này mang hơi hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được những vẫn giữ đường nét phong cách kiến trúc Nhật Bản như chiếc giường gỗ mộc với màu sắc giản dị. Chiếc tủ đã được thay thế bằng vật liệu kính.
Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nhật 2016 (29-31/07)
Những điều không nên làm khi đến Nhật Bản
Nét tương đồng về tết cổ truyền ở Việt Nam và Nhật Bản
14 nguyên tắc nên biết khi làm việc với người Nhật Bản
Học người Nhật về sự cẩn trọng và chữ tín
10 địa điểm tuyệt vời cho hành trình khám phá Nhật Bản